Quy trình dán veneer.
Veneer (Vơ nia, ván lạng) là cái tên không còn xa lạ gì trong ngành gỗ, 99% doanh nghiệp làm ngành gỗ hiện tại đều đã từng làm về veneer hoặc nghe về dòng hàng này. Trong chuỗi bài về veneer của Vinamdf chúng ta đã chia sẻ cùng nhau nhiều thông tin về chủng loại gỗ, loại mặt hàng veneer, ưu nhược điểm của mỗi loại. Hôm nay Vinamdf sẽ chia sẻ về quy trình dán veneer mà hiện tại Vinamdf đang áp dụng để sản xuất tại nhà máy của Vinamdf.
Làm veneer thì cũng giống như nấu ăn vậy, nguyên liệu ngon vào tay đầu bếp giởi thì món ăn mới đạt tới tầm cực phẩm.
1. Nguyên liệu
Nguyên liệu ngay từ ban đầu phải được chuẩn bị hết sức kĩ càng, có 2 hướng để chuẩn bị.
1.1: Tự bóc nguyên liệu: Chuyên gia gỗ sẽ phải lựa cây, chọn lóng gỗ sao cho phù hợp sau đó tẩm ướp và đưa vào bóc, sấy và phân loại
1.2: Mua nguyên liệu từ đơn vị gia công: Nguyên liệu được nhập khẩu về hoặc lạng tại Việt Nam, cũng được phân loại và nhập kho.
Về chủng loại thì cục kỳ đa dạng cho chúng ta lựa chọn: Tràm, cao su, walnut, sồi, cherry, ash (tần bì), thông, tạp,
2. May veneer
Các tấm veneer nhỏ được may ghép lại với sự hỗ trợ của máy móc hoặc thủ công đối với những đơn hàng ghép hoa văn.
Đối với máy móc thì hiện tại có rất nhiều loại máy may dọc và may ngang, tùy theo đặc thù của từng doanh nghiệp mà lựa chọn loại máy cho phù hợp.
Đối với việc ghép hoa văn , veneer ghép hình thì chất lượng sản phẩm đều phụ thuộc vào tay nghề của mỗi công nhân và sự kiểm soát chặt chẽ của đội ngũ QC.
3. Ép veneer
Các tấm veneer sau khi may sẽ được dán lại bằng keo.
Bước 1: Đưa ván qua rulo lăn keo
Bước 2: Dán veneer lên tấm ván
Bước 3: Đưa vào máy ép nhiệt, áp suất, thời gian tùy theo chủng loại
Bước 4: Xử lý nguội
Bước 5: Chỉnh lý và xuất kho.
Quy trình nghe thì đơn giản như vậy nhưng trên thực tế là sự phối hợp nhuần nhuyễn của hàng trăm con người để tạo ra một sản phẩm chất lượng.
Chỉ cần 1 bước bị gián đoán hoặc sai chất lượng thì các công đoạn sau sẽ vô cùng khó khăn.
4. Chỉnh lý.
Vâng, đây là công đoạn mà chị em phụ nữ nào cũng làm trước khi ra đường, mỗi tấm veneer đều được make up để che đi khuyết điểm nhỏ nhặt như mụn ruồi, tàn nhang.
Và một khi đã xong xuôi thì có thể sẵn sàng lên xe cont về nhà chồng.
5. Tình tiền...ting ting...
Trên đây là một số bước trong quy trình dán veneer mà Vinamdf đang áp dụng. Để đi chi tiết hơn thì nó đòi hỏi thời gian cũng như độ tin cậy của quý anh chị em độc giả, cũng như khách hàng. Vinamdf luôn chào đón những vị khách hàng thân thiết tới để trao đổi và giao lưu về quy trình sản xuất, áp dụng các mô hình sản xuất tinh gọn Lean Six Sigma, 5S... vào trong sản xuất.
Bài viết sử dụng 100% hiểu biết thực tế và kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia Vinamdf, mọi trích dẫn, copy vui lòng trích dẫn nguồn Vinamdf.com.
Xin chân thành cảm ơn!
Shin
Vinamdf.com
- Tại sao ván ép poplar phải nhập khẩu? (12.03.2021)
- Sơn UV - Công nghệ sơn lót hoàn hảo (17.08.2020)
- FSC Sự phát triển đi cùng trách nhiệm (19.02.2020)
- Những cách ghép mặt veneer (28.07.2017)
- So sánh MDF E1 và CARB P2 (31.05.2017)
- Tiêu chuẩn TSCA Title VI (Toxic Substances Control Act) (14.08.2017)
- Phân biệt HDF và MDF lõi xanh (MDF HMR) (16.08.2016)
- Đôi nét về MDF E1 (31.05.2017)
- Tổng hợp tên tiếng Anh các loại gỗ (08.03.2017)
- MDF E2, MDF CARB P2 (24.11.2016)